Stop Hunt là gì?

Trong quá trình giao dịch trên thị trường forex, chắc chắn có lúc bạn đã từng trải nghiệm hiện tượng giá vừa chạm stoploss, hất văng bạn ra khỏi thị trường rồi mới bắt đầu đi theo xu hướng của bạn. Khi đó, bạn bắt đầu học được khái niệm khá quen thuộc trong trading: Stop Hunt. Hoặc gọi đơn giản là chiêu săn stoploss của các cá mập trên thị trường.

Khái niệm Stop Hunt là gì?

Stop Hunt là thuật ngữ chỉ đến hành động làm giá của các market maker. Hành động thao túng thị trường này nhằm lôi kéo và loại bỏ những Trader nhỏ lẻ không được trang bị nhiều kiến thức, công cụ và nguồn vốn.

Mục đích của Stop Hunt là để các Big Boy tạo thanh khoản cho thị trường. Hoặc họ tạo ra sự biến động để kiếm lợi. Stop Hunt thường xảy ra khi thị trường có thanh khoản kém, lúc bắt đầu các phiên giao dịch lớn.

Sàn giao dịch (broker) có săn stoploss của bạn không?

Hầu hết các công ty môi giới được chính phủ quản lý không săn lệnh cắt lỗ của bạn. Bởi vì nó không đáng phải chịu rủi ro. (Trong phạm vi bài viết này không đề cập đến các sàn lừa đảo).

Tại sao như vậy?

Hãy nghĩ về điều này:

Nếu có thông tin cho rằng sàn A là hunter, chuyên săn tìm khách hàng để ăn tiền, thì khách hàng hiện tại sẽ đóng tài khoản của họ và tham gia một nhà môi giới mới chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nếu là một nhà môi giới uy tín, bạn có muốn mạo hiểm làm điều đó với một vài pip nhỏ không? Chắc là không. Hầu hết các nhà môi giới uy tín không săn tìm stoploss của bạn vì rủi ro vượt xa lợi ích nhận được.

Chắc bạn sẽ phản bác là: “Sàn của tôi đã dãn spread và khiến tôi bị stoploss.”

Nhưng, dãn spread là có lý do hợp lý. Đó là do tính thanh khoản thấp trong giai đoạn sau khi tin được công bố. Bên cung cấp thanh khoản sẽ kéo dãn spread trong những thời điểm như thế. Việc mở rộng mức chênh lệch spread của sàn cũng là để họ bảo vệ chính mình. Những lệnh từ khách hàng sẽ được sàn hedge đối ứng với bên thanh khoản thứ ba.

Túm lại, Những Broker uy tín không phải là các Stop Hunter.

Vậy ai là Stop Hunter?

Chúng ta sẽ xem xét kỹ nó xảy ra như thế nào, logic đằng sau nó là gì.

Làm thế nào để các hunter biết được nơi bạn đặt stoploss?

Hầu hết Trader thường đặt stoploss gần các đường kháng cự hỗ trợ quan trọng, các vùng đỉnh đáy dễ nhận thấy, các vùng giá chẵn. Đây là nơi cá mập thường săn Stoploss trên thực tế. Khi xuyên thủng vùng kháng cự để kích hoạt lệnh chờ sell của các trader nhỏ lẻ. Giá sẽ đẩy mạnh lên để chạm stoploss của các trader này. Đồng thời, lực tăng cũng được bổ trợ từ các trader giao dịch theo trường phái break out. Tức là họ đặt lệnh chờ mua trên đường kháng cự và stoploss dưới đó. Lệnh chờ mua của các trader breakout và  stoploss của các trader sell sẽ được hấp thụ nhanh chóng. Giá quay về rất nhanh chóng theo xu hướng ban đầu.

Stop-hunt-la-gi

Stop hunt là gì?

Ví dụ thực tế về Stop Hunt

Dưới đây là ví dụ cho quá trình stop hunt của Big Boy khi giá EURUSD rớt mạnh xuống vùng giá chẵn 1.000 vài ngày qua.

Chart Daily:

Vi-du-thuc-te-ve-stop-hunt

Vào chart H4 để xem được rõ hơn

Vi-du-stop-hunt-h4

Như ta thấy trên hình, ngay khi tạo ra 2 vùng đáy (2 nến ngày) ngay vùng giá chẵn 1.000 để thu hút trader đặt lệnh mua và stoploss bên dưới. Đồng thời, mẫu hình này cũng “dụ dỗ” các trader đánh breakout đặt sell stop bên dưới vùng giá 1.000 và stoploss bên trên.

Chuyến săn stoploss của cá mập khởi đầu vào ngày thứ ba. Ngay khi xuyên thủng xuống dưới vùng hỗ trợ, kích hoạt entry và stoploss của các trader buy, cũng như entry của các trader đánh breakout, giá bắt đầu bật mạnh lên như hiện tại. Cả hai trader mua và bán đều bị quét stoploss và làm mồi cho cá mập – Stop Hunt!


Bạn vừa đọc bài: “Stop hunt là gì?

Tác giả: Chí Thanh

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial