Các mô hình giá trong forex và chứng khoán

Cac-mau-hinh-co-ban-trong-phan-tich-ky-thuat-fx24-min

Mô hình giá là gì?

Các mô hình giá luôn tồn tại là do bản chất tâm lý của con người. Vì vậy, dù trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai thì nó vẫn cứ xảy ra và lặp đi lặp lại. Thậm chí càng có nhiều trader biết về các mô hình giá này thì càng có nhiều người làm theo. Dẫn đến các mô hình phổ biến trong phân tích kỹ thuật có xu hướng được củng cố thêm.

Tuy nhiên các mẫu hình đó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Vì vậy mỗi nhà đầu tư sẽ nhìn nhận nó, đọc nó theo một kiểu khác nhau. Hơn nữa ở cùng một thời điểm của cùng một loại hàng hóa thì giữa các khung thời gian khác nhau lại có các hình dạng khác nhau. Chưa kể đến các trader theo các trường phái khác nhau như phân tích cơ bản, đầu tư theo tin tức, theo Robot, theo phương pháp carry trade

Những mô hình phân tích kỹ thuật dưới đây mặc dù được dùng phổ biến trong giới đầu tư tài chính nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Vì vậy bạn cũng chỉ nên dùng để tham khảo. Điều quan trọng mà tôi luôn nhấn mạnh là bạn phải có “chất riêng” của mình trong đầu tư. Có kinh nghiệm và phương pháp giao dịch thì mới có cách đọc vị thị trường chính xác hơn.

Phần 1: Các mô hình giá dạng nến

Đây là các mô hình giá rất đặc biệt, chúng rất đơn giản, rất cô đọng nhưng lại vô cùng hiệu quả. Các mô hình này chỉ cần dùng một hoặc vài thanh nến để biệu thị. Chúng còn có một tên gọi phổ biến khác là Price action (hành động giá).

Chúng bao gồm các loại sau:

Pin bar – Mô hình giá phổ biến nhưng rất đơn giản và hiệu quả

phuong-phap-giao-dich-theo-pin-bar

Để tìm hiểu kỹ hơn về mẫu hình Pin bar, bạn hãy đọc bài viết sau:

Inside bar – Mô hình giá cơ bản và rất phổ biến

Inside-Bar-la-gi

Để hiểu rõ hơn mẫu hình Inside bar, bạn hãy đọc bài viết sau:

Fakey – Mô hình giá quan trọng, bạn không thể bỏ qua

mau-hinh-fakey-chuan

Để hiểu đầy đủ và cách áp dụng mô hình giá Fakey, bạn hãy đọc bài viết sau:

Các mẫu hình nến khác

Ngoài các mô hình nến quan trọng ở trên, còn có rất nhiều mẫu hình nến khác. Dưới đây bạn có thể tham khảo các loại sau:

>> Tham khảo thêm: Các mô hình nến cơ bản và phổ biến

Phần II: Các mô hình giá biểu diễn dưới dạng đường (line)

Đây là các mô hình đòi hỏi phải sử dụng một khoảng thời gian di chuyển của giá đủ dài để tạo ra các mẫu hình giá. Vì vậy chúng ta có thể dùng đồ thị dạng nến, dạng thanh hoặc dạng đường để biểu diễn.

Dưới đây là các mô hình cơ bản và cũng rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Bao gồm: Mẫu hình vai đầu vai; mẫu hình tam giác; mẫu hình lá cờ; mẫu hình hai đỉnh; mẫu hình hai đáy; mẫu hình ba đỉnh; mẫu hình ba đáy; mẫu hình chữ nhật; mẫu hình cái nêm; mẫu hình chiếc cốc và tay cầm; mẫu hình một – hai- ba.

Mô hình Vai – Đầu – Vai: Mẫu hình giá quan trọng bậc nhất trong PTKT

Đây là các mô hình giá đảo chiều xu hướng kinh điển. Khi mẫu hình này hình thành và xác nhận thì xu hướng có khả năng cao sẽ đảo chiều.

Mô hình này có hai loại là mô hình vai đầu vai thuận và vai đầu vai ngược.

Mo-hinh-vai-dau-vai-thuan-fx24-min

Về nguyên lý thì mô hình vai đầu vai cũng được hình thành giống như mô hình 3 đỉnh. Nhưng khác ở chỗ là đỉnh giữa sẽ cao hơn hai đỉnh còn lại. Do vậy nó tạo thành mô hình vai đầu vai.

Mô hình vai đầu vai có xác suất đảo chiều cao hơn hẳn so với mô hình 3 đỉnh. Về mặt trực quan, khi nhìn vào mẫu hình vai đầu vai bạn cũng có thể thấy nó tạo thành một đỉnh rõ ràng, ngụ ý sự đảo chiều. Ngay cả nguyên lý trong tự nhiên cũng vậy, đỉnh là thể hiện cho sự cao nhất.

Khi vai phải hình thành, nó biểu lộ một lực tăng yếu ớt. Điều đó có nghĩa là các yếu tố cơ bản đứng sau nó không hỗ trợ cho giá đi lên nữa.

>> Đọc tiếp: Mô hình vai đầu vai chi tiết

Mô hình tam giác: Các mô hình giá cơ bản và phổ biến

Đây là các mô hình giá báo hiệu thị trường sẽ tiếp tục xu hướng.

mo-hinh-tam-giac

Nếu biểu diễn dưới dạng hình nến thì bạn sẽ thấy các mô hình giá tam giác chính là mẫu hình Inside bar ở trên.

Khi các mô hình giá tam giác xuất hiện sẽ tạo ra cơ hội giao dịch, giúp nhà đầu tư sẵn sàng trước các phương án đón đầu, vì giá có thể đi theo bất cứ hướng nào. Mô hình giá tam giác có 3 loại, bao gồm: tam giác cân, tam giác tăng và tam giá giảm.

>> Đọc tiếp: Mô hình tam giác (bản full)

Mẫu hình giá Lá cờ (Flag Pattern)

Mô hình giá lá cờ là một dấu hiệu tiếp tục xu hướng. Nó gồm 2 phần là phần “cán cờ” và phần “lá cờ”.

Đối với mô hình lá cờ trong xu hướng tăng thì trong phần “lá” của cây cờ sẽ có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Đối với mô hình lá cờ giảm thì trong phần “lá” của cây cờ sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.

>> Đọc tiếp: Mô hình lá cờ (bản full).

Hình dưới: Mẫu hình lá cờ trong xu hướng tăng

Mo-hinh-la-co-tang-fx24-min

Hình dưới: Mẫu hình lá cờ trong xu hướng giảm

Mo-hinh-la-co-giam-fx24-min

Mô hình Hai đỉnh và mô hình Hai đáy: Các mô hình giá đảo chiều phổ biến

Mẫu hình này báo hiệu nhiều khả năng là giá sẽ đảo chiều xu hướng.

Mo-hinh-hai-day-co-ban-fx24-min

Hãy xem xét mô hình giá hai đáy:

Ban đầu giá hình thành đáy thứ nhất rồi đi lên. Nhưng nó vẫn chưa đủ niềm tin để lên ngay và tạm thời quay đầu giảm. Khi giảm đến đáy thứ nhất, cũng chính là ngưỡng hỗ trợ (xem: Hỗ trợ và kháng cự), giá sẽ lưỡng lự và test mức hỗ trợ này. Nhưng các yếu tố cơ bản đứng sau nó đã xác định rằng nó sẽ phải đảo chiều đi lên. Vì vậy sau khi test thành công, giá sẽ đi lên. Khi giá đi lên vượt qua đường cổ (Neckline) thì có thể khẳng định là mô hình Hai đáy đã hình thành. Và như vậy xu hướng sắp tới của nó sẽ là đi lên.

Cách giao dịch với mẫu hình hai đáy:
  • Sau khi giá đã đi lên vượt quá đường cổ ít nhất một cây nến thi bạn đặt một lệnh nhỏ hoặc vừa phải để mua vào.
  • Đặt Stop loss phía dưới đường cổ một khoảng cách an toàn (tùy vào khung thời gian bạn đang giao dịch). (Tham khảo: Cách đặt stop loss và Take profit hiệu quả).
  • Hãy luôn nhớ rằng, giá không bao giờ đi thẳng ngay, mà luôn quay lại test các mức hỗ trợ và kháng cự rồi mới đi tiếp. Vì vậy khi giá quay lại đến đường cổ thì bạn đặt mua tiếp một lệnh nữa, và nhớ đặt Stop loss cho lệnh này. Nếu giá phá vỡ đường cổ và đánh vào stop loss của bạn thì hãy chấp nhận lỗ ở lệnh đó, đừng tiếc. Nếu giá chạm đường cổ rồi đi lên vượt quá lệnh đầu tiên của bạn thì khi đó là lúc bạn có thể dồn lệnh, mua với khối lượng lớn hơn để thu lời nhiều hơn. Mua bao nhiêu thì mua, nhưng hãy nhớ là phải đặt stop loss và quản lý vốn an toàn cho tài khoản của bạn!

>> Đọc tiếp: Mô hình giá hai đáy (bản full)

Đối với mô hình giá hai đỉnh

Tương tự như mô hình giá hai đáy. Đối với mô hình hai đỉnh thì bạn biết là phải làm như thế nào rồi đấy!

>> Đọc tiếp: Mô hình giá hai đỉnh (Bản full)

Mô hình Ba đỉnh và mô hình Ba đáy: Các mô hình giá đảo chiều 

Cũng giống như mô hình hai đỉnh và mô hình hai đáy ở trên. Mô hình ba đỉnh và mô hình ba đáy là dấu hiệu chỉ ra rằng xu hướng sắp đảo chiều.

Tuy nhiên khác với mô hình hai đỉnh và mô hình hai đáy. Trong mẫu hình này, giá sẽ test lần thứ hai. Chỉ sau khi giá vượt quá đường cổ thì mẫu hình ba đỉnh và mẫu hình ba đáy mới được xác nhận.

Mo-hinh-3-dinh-va-3-day

>> Đọc tiếp: Mô hình ba đỉnh và mô hình ba đáy chi tiết (bản full)

Mô hình giá Chữ nhật (Rectangle)

Mô hình giá chữ nhật là một mẫu hình tiếp tục xu hướng.mo-hinh-gia-hinh-chu-nhat-rectangle-fx24-min

Sau một thời tăng hoặc giảm quá nhiều, giá thường dừng lại một chút để nghỉ. Tuy nhiên, vì động lực (các yếu tố cơ bản đứng sau hỗ trợ nó) còn mạnh nên nó chỉ dập dình một thời gian rồi đi tiếp.

>> Đọc tiếp: Mô hình giá chữ nhật chi tiết

Mẫu hình giá Cái nêm (Wedge Pattern)

Mẫu hình này có thể là dấu hiệu tiếp tục xu hướng, cũng có thể đảo chiều xu hướng. Đối với mẫu hình này, bạn không cần phải tập trung vào xu hướng trước đó, mà chỉ cần tập trung vào …”cái nêm”.

Về mặt trực quan bạn cũng có thể thấy, khi giá diễn biến theo hình cái nêm thì nó cho thấy dấu hiệu cạn kiệt của đà tăng hay giảm trong “cái nêm” đó.

Hãy xem các hình dưới.

mau-hinh-nem-huong-len

mau-hinh-nem-huong-xuong

Mẫu hình giá cái nêm chỉ được xác nhận khi giá đã vượt qua các đường xiên hỗ trợ và kháng cự ít nhất một cây nến.

Khi hình thành mẫu hình cái nêm hướng lên thì nhiều khả năng giá sẽ đi xuống. Khi cái nêm hướng xuống thì nhiều khả năng là giá sẽ đi lên.

>> Đọc tiếp: Mô hình giá cái nêm đầy đủ nhất.

Mô hình giá Chiếc cốc và tay cầm (Cup and Handle)

Cốc và tay cầm” là một mẫu hình giá tiếp tục xu hướng có xác suất rất cao.

mau-hinh-chiec-coc-va-tay-cam

Sau một quá trình giá đi lên theo hình vòng cung, đến “miệng cốc” là một mức kháng cự mạnh. Giá sẽ do dự và dập dình ở miệng cốc một thời gian. Nhưng vì các yếu tố cơ bản đứng đằng sau mẫu hình vòng cung thường rất mạnh để hỗ trợ động lực nên sau khi đã chịu ức chế một thời gian (trong giai đoạn của “cái tay cầm”), giá sẽ bắt đầu bật tăng mạnh.

>> Đọc tiếp: Mô hình Cốc và Tay Cầm toàn tập

Mẫu hình Một – Hai – Ba: Một loại mẫu hình giá phổ biến

mau-hinh-mot-hai-ba

Có thể coi mẫu hình Một – hai -ba là một biến thể của mô hình hai đỉnh và mô hình hai đáy. Trong đó, đối với mẫu hình hai đáy thì đáy sau cao hơn đáy trước. Đối với mẫu hình hai đỉnh thì đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

Cách giao dịch với mẫu hình Một – hai – ba cũng tương tự như đối với mẫu hình hai đỉnh và mẫu hình hai đáy.

Harmonic – Mẫu hình giá quan trọng trong phân tích kỹ thuật

Mau-hinh-dao-chieu-xu-huong-harmonic

Có thể nói Harmonic là một mô hình hơi phức tạp một chút. Vì vậy để tìm hiểu cặn kẽ hơn về mẫu hình này, bạn hãy đọc bài viết sau:


Bạn vừa đọc bài viết: “Mô hình giá là gì? Các mô hình cơ bản và phổ biến trong phân tích kỹ thuật“.

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan:

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

One Reply to “Các mô hình giá trong forex và chứng khoán”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial