ErrorException Message: WP_Translation_Controller::load_file(): Argument #2 ($textdomain) must be of type string, null given, called in /var/www/wp-includes/l10n.php on line 838
https://fx24h.net/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Ethereum là gì? Đồng Ether (ETH) có gì đặc biệt? - FX24h.net Tiền ảo

Ethereum là gì? Đồng Ether (ETH) có gì đặc biệt?

Ethereum-la-gi

Nhiều người lầm tưởng rằng Ethereum là một đồng tiền điện tử! Thực tế nó còn lớn hơn rất nhiều so với sức tưởng tượng của bạn. Vậy thực chất Ethereum là gì? và nó phức tạp, có tầm ảnh hưởng đến thế giới công nghệ, đặc biệt là đối với công nghệ tài chính như thế nào? Mời bạn hãy đọc kỹ bài viết dưới đây.

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng blockchain mở, được xây dựng với mục đích cho phép người dùng tạo ra và chạy các ứng dụng và tài sản kỹ thuật số hoàn toàn mới. Nó cung cấp một nền tảng cho các đề xuất và dự án mới trong lĩnh vực blockchain và công nghệ kỹ thuật số. Ethereum khác với Bitcoin, nó không chỉ hoạt động như một loại tiền kỹ thuật số, mà còn cho phép người dùng tạo ra các hợp đồng thông minh – những hợp đồng tự động thực thi dựa trên các điều kiện cụ thể.

Hệ thống Ethereum được xây dựng trên công nghệ blockchain, đảm bảo tính bảo mật, không thể sửa đổi và tính công bằng của các giao dịch. Ethereum cũng hỗ trợ một loại tiền kỹ thuật số được gọi là “Ether” (ETH), sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ trên nền tảng.

Như vậy Ethereum không phải là một đồng tiền điện tử, mà nó là một nền tảng đa năng dựa trên công nghệ blockchain. Nó hỗ trợ để tạo ra nhiều thứ, trong đó có các đồng tiền điện tử. Một trong những đồng tiền ảo phổ biến nhất là đồng Ether (ký hiệu là ETH), được tạo ra bởi chính nhà sáng lập của Ethereum là Vitalik Buterin.

Tôi dám chắc là chỉ với phần khái niệm này thì bạn vẫn còn rất mơ hồ và chưa hiểu rõ Ethereum là gì đâu. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về công nghệ này, mời bạn đọc tiếp các phần dưới đây.

Lịch sử hình thành và phát triển của nền tảng Ethereum

Giai đoạn đầu của Ethereum

Sự ra đời của Bitcoin vào năm 2009 đã đánh dấu sự khởi đầu của công nghệ Blockchain. Kể từ đó, Bitcoin và công nghệ Blockchain ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong số đó, có một người đặc biệt quan tâm đến 2 nhân tố mới này, đó là Vitalik Buterin, một người Canada gốc Nga.

Mặc dù Bitcoin đại diện cho một thứ công nghệ rất mới mẻ và đầy tiềm năng, nhưng nó cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định và không hỗ trợ tốt cho việc phát triển các ứng dụng trên nền mở của nó. Chính vì vậy mà Vitalik Buterin đã nảy sinh ra ý tưởng phát triển một hệ thống không chỉ là một đồng tiền mã hóa như Bitcoin, mà còn là cả một nền tảng lớn cho phép tạo ra các ứng dụng và các đồng tiền mã hóa trong đó dựa trên công nghệ Blockchain.

Vào tháng 11 năm 2013, Vitalik đã chia sẻ lần đầu bản whitepaper của Ethereum. Sau đó, một người có tên là Gavin Wood có kỹ năng lập trình C++, đã liên lạc và đề nghị trở thành cộng sự của Vitalik để phát triển Ethereum.

Vào mùa hè năm 2014, Gavin Wood đã công bố yellow paper cho Ethereum. Đồng thời, Vitalik cũng đã thông báo rằng Ethereum sẽ được phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận Ethereum Foundation.

Sau khoảng một năm xây dựng và phát triển, vào tháng 6 năm 2015, khối đầu tiên của Ethereum đã được khai thác. Điều này đánh dấu sự hình thành chính thức của Ethereum Blockchain, một trong những chuỗi khối quan trọng nhất trong thế giới tiền điện tử hiện nay.

Sự cố The Dao Hark là gì?

Khoảng 1 năm sau khi khối đầu tiên của Ethereum được khai thác thì xảy ra một sự cố đặc biệt làm thay đổi nền tảng Ethereum, gọi là sự cố The Dao Hark.

The DAO Hack là một vụ tấn công bất hợp pháp đối với hợp đồng thông minh (smart contract) của Ethereum, được xảy ra vào tháng 6 năm 2016. The DAO, hoạt động như một quỹ đầu tư tự chủ, đã thu được gần 150 triệu đô la trong thời gian gần năm tháng trong kỳ gọi vốn cho dự án.

Tấn công đã xảy ra khi một hacker sử dụng một lỗ hổng trong hợp đồng thông minh của The DAO để tấn công và giảm số dư trong tài khoản của hợp đồng. Hacker đã chuyển gần 50 triệu đô la từ tài khoản của The DAO sang một tài khoản khác trên Ethereum Blockchain.

Vì sự cố này, cộng đồng Ethereum đã quyết định tiến hành một cuộc bầu cử để quyết định xử lý vụ tấn công này. Kết quả cuộc bầu cử là sự chấp thuận của một cuộc phục hồi (hard fork) trong Ethereum Blockchain, trong đó số tiền bị tấn công được hoàn trả cho người dùng và tất cả các giao dịch trong The DAO được hủy bỏ. Trước khi tiến hành “hard fork” thì đã có cái gọi là “soft fork”, tức thủ tục phần mềm nhằm ngăn chặn harker chuyển số đồng coin ETH bị hark khỏi quỹ The DAO.

Phần lớn chủ sở hữu ETH đã đồng thuận với để xuất này và nó được đưa vào khối thứ 1920000 vào ngày 20/7/2016. Sau đề xuất này, mạng Ethereum bị chia thành Ethereum và Ethereum Classic.

Ethereum Classic là gì?

Một phần cộng đồng Ethereum không đồng ý với quyết định Fork ở trên và họ đã tiếp tục giữ nguyên phiên bản gốc của Ethereum, tạo ra một phiên bản khác chạy song song với Ethereum, được gọi là Ethereum Classic.

Ethereum Classic vẫn giữ nguyên các giao dịch có liên quan đến The DAO Hack trên blockchain của mình và không thực hiện bất kỳ sửa đổi nào. Nền tảng Ethereum Classic vẫn sử dụng giao thức Ethereum, cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai dApps và smart contracts tương tự như trên Ethereum.

Tuy nhiên, so với Ethereum, Ethereum Classic còn nhỏ hơn về số lượng nhà phát triển và số lượng đồng tiền cùng các dApps và đồng tiền đại diện khác đang hoạt động trên nền tảng này. Nhưng vẫn có một số cộng đồng đang hỗ trợ và phát triển nền tảng Ethereum Classic.

Giai đoạn phát triển của Ethereum từ 2016 đến nay (2023):

  • Ethereum Homestead (tháng 3/2016): Đây là phiên bản đầu tiên của Ethereum, được gọi là Homestead, đã được phát hành. Nó giới thiệu một số tính năng mới và cải tiến cho Ethereum, bao gồm các giao dịch nhanh hơn và tăng cường bảo mật. Đặc biệt, nó đã giúp cho việc triển khai và phát triển dApp trên Ethereum trở nên dễ dàng hơn.
  • Ethereum Metropolis (2017): Ethereum Metropolis là một bản cải tiến tiếp theo của Ethereum, giới thiệu một số tính năng mới và cải tiến cho giao thức Ethereum. Đặc biệt, nó bổ sung các chức năng cho phép các nhà phát triển để tạo ra các địa chỉ ví riêng tư.
  • Ethereum Constantinople (2019): Ethereum Constantinople là một bản cải tiến tiếp theo của Ethereum, giới thiệu một số tính năng mới và cải tiến về hiệu suất, tốc độ và bảo mật. Đặc biệt, nó giảm giá trị đào các giao dịch trên mạng lưới Ethereum.
  • Ethereum Berlin (2021): Ethereum Berlin là một bản cải tiến tiếp theo của Ethereum, giới thiệu một số tính năng mới và cải tiến cho giao thức Ethereum, đặc biệt, nó giảm giá trị đào các giao dịch trên mạng lưới Ethereum.

Cách thức hoạt động của Ethereum

Nền tảng gốc của Ethereum dựa trên công nghệ Blockchain

Vì là một nền tảng dựa trên công nghệ Blockchain nên nó cũng phải sử dụng một mạng ngang hàng để tạo ra các “block” liên kết với nhau và sử dụng cơ chế đồng thuận giữa các node. Nó cũng phải trải qua các bước: Tạo giao dịch > Khối hóa giao dịch > Chứng thực khối > Chia sẻ chuỗi > Bảo mật chuỗi.

Để tham gia vào mạng lưới Ethereum, các nút (nodes) cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity,…

Việc cài đặt Ethereum Client đồng nghĩa với việc các nút sẽ phải chạy một chương trình máy ảo gọi là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ thực thi các Smart Contract (hợp đồng thông minh).

Khi các nhà phát triển muốn xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dapps) trên Ethereum, họ cần triển khai các smart contract bằng ngôn ngữ lập trình Solidity.

Để kích hoạt thực thi các hoạt động như Smart Contract, lệnh giao dịch… trên mạng lưới Ethereum, cần một lượng phí được gọi là “Gas”. Phí Gas trong mạng Ethereum sẽ được thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số gọi là Ether (hay ETH).

Phuong-thuc-hoat-dong-cua-may-ao-Ethereum

Sau khi giao dịch được thực thi, cần xác nhận xem giao dịch đó có hợp lệ hay không. Để làm điều này, mạng Ethereum có một thành phần gọi là “Miner Node” đảm nhiệm việc xác nhận giao dịch.

Cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW – bằng chứng công việc)

Để đảm bảo mạng Ethereum hoạt động độc lập và nhất quán, tất cả các miner nodes phải tuân theo một luật đồng thuận gọi là Consensus (hoặc cơ chế đồng thuận). Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận gọi là Proof of Work (PoW – bằng chứng công việc). Điều này có nghĩa là các miner nodes phải chứng minh được công việc mà họ đã thực hiện và thông báo cho toàn mạng lưới biết. Sau đó, các miner nodes khác trên mạng lưới sẽ xác nhận xem bằng chứng này có hợp lệ hay không. Công việc của miner nodes có thể bao gồm:

  • Tạo ra block mới bằng cách tìm ra lời giải thông qua thuật toán Ethash.
  • Xác nhận giao dịch trên mạng lưới.

Khi bằng chứng được chấp nhận, tức là hợp lệ, dữ liệu giao dịch sẽ được ghi vào Blockchain của Ethereum và không thể thay đổi.

Cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần)

Cơ chế đồng thuận Proof of Stake của Ethereum, có tên gọi là Ethereum 2.0 hoặc Serenity, bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 1 tháng 12 năm 2020, khi phiên bản Beacon Chain được phát hành.

So với cơ chế PoW thì Proof of Stake của Ethereum có các ưu điểm sau:

  • Tiết kiệm năng lượng: Proof of Stake không đòi hỏi việc tính toán phức tạp như Proof of Work, do đó tiêu thụ ít năng lượng hơn, giúp giảm thiểu tác động của blockchain đến môi trường.
  • Tăng tính phi tập trung: Với Proof of Stake, việc đào mới đồng tiền không còn phụ thuộc vào sức mạnh tính toán của các máy đào như Proof of Work, mà thay vào đó dựa trên số lượng đồng tiền mà người dùng đã giữ. Điều này giúp giảm sự tập trung các nguồn lực tính toán và tránh được việc thống trị của các đào thủ lớn.
  • Tăng tính bảo mật: Cơ chế Proof of Stake được xây dựng để khuyến khích các node trong mạng giữ đồng tiền, nếu node có hành động bất thường hoặc xâm phạm đến tính toàn vẹn của blockchain, đồng tiền mà họ giữ sẽ bị mất đi. Điều này tạo ra động lực để các node tham gia bảo vệ hệ thống, tăng tính bảo mật của blockchain.
  • Tính linh hoạt: Proof of Stake có thể thực hiện các cập nhật phần mềm nhanh chóng hơn so với Proof of Work, do không cần phải tinh chỉnh lại các thông số liên quan đến khai thác đồng tiền.
  • Thời gian xác nhận giao dịch nhanh hơn: Vì đồng thuận Proof of Stake không đòi hỏi nhiều thời gian để tính toán như Proof of Work, thời gian xác nhận giao dịch trên blockchain có thể được rút ngắn.

Smart Contract của Ethereum là gì? Các lớp ứng dụng tồn tại trong hệ thống như thế nào?

Hợp đồng thông minh của Ethereum là gì?

Hợp đồng thông minh (smart contract) là một chương trình máy tính được lưu trữ trên mạng Ethereum, được thiết kế để thực thi các điều khoản hợp đồng tự động và không thể thay đổi được sau khi được triển khai. Chúng chỉ thực hiện khi được kích hoạt bởi một giao dịch từ người dùng (hoặc hợp đồng khác). Chúng làm cho Ethereum linh hoạt nhờ vào những gì nó có thể làm và điều này phân biệt nó với các loại tiền mã hóa khác. Các chương trình này chính là thứ mà bây giờ chúng ta gọi là ứng dụng phi tập trung hoặc dapp.

Các hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ Solidity và chạy trên nền tảng Ethereum Virtual Machine (EVM). Chúng có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính, quản lý quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, hoặc xác nhận tính đúng đắn của các thông tin…

Ví dụ phổ biến về hợp đồng thông minh là những ứng dụng cho vay, các sàn giao dịch phi tập trung, bảo hiểm, các ứng dụng huy động vốn từ cộng đồng – về cơ bản là bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ đến.

Cấu trúc các lớp ứng dụng trong Ethereum

Cau-truc-cac-lop-Defi-cua-Ethereum

Ethereum cho phép các nhà phát triển thiết kế các quy tắc phức tạp hơn bằng ngôn ngữ Turing Complete, như các giao thức DeFi hiện đang phát triển các ứng dụng NFT, để tất cả các quy tắc này được mã hóa dưới dạng trạng thái máy bằng một đoạn mã, như vậy toàn bộ hợp đồng thông minh của hệ thống Ethereum sẽ đảm bảo quy tắc vận hành trạng thái máy. Vì vậy, chúng ta có các “địa chỉ hợp đồng” (Contract Address) khi tìm hiểu về một loại token hoặc một ứng dụng nào đó.

Blockchain của hệ thống Ethereum được chia thành năm lớp, mỗi lớp có một mục đích riêng. Các lớp xây dựng trên nhau và tạo ra một cơ sở hạ tầng mở và có khả năng tổng hợp cao cho phép mọi người xây dựng trên, chia sẻ lại hoặc sử dụng các phần khác của ngăn xếp. Điều quan trọng là cấp độ bảo mật nó từ lớp 1 ra đến lớp ngoài cùng.

Settlement Layer (Lớp 1) lưu trữ thông tin quyền sở hữu, Asset Layer (Lớp 2) chứa tài sản phát hành trên blockchain, Protocol Layer (Lớp 3) cung cấp tiêu chuẩn cho các trường hợp sử dụng, Application Layer (Lớp 4) tạo ra các ứng dụng kết nối với các giao thức, và Aggregation Layer (Lớp 5) tạo ra các nền tảng kết nối người dùng với nhiều giao thức đồng thời.

Những con số ấn tượng liên quan đến Ethereum

Nhung-con-so-an-tuong-ve-ethereum-tinh-den-02-2023

Bảng trên là những con số ấn tượng liên quan đến Ethereum.

2970 dự án đã được xây dựng trên nền tảng Blockchain Ethereum.

Hơn 71 triệu tài khoản (ví điện tử) lấy đơn vị tiền tệ là đồng ETH.

50.5 triệu hợp đồng thông minh trên Ethereum.

$11.6T tổng giá trị được chuyển qua mạng Ethereum trong năm 2021.

$3.5B là con số mà các nhà sáng tạo kiếm được trên Ethereum trong năm 2021.

1.055 triệu tỷ (1.055 Tr) các giao dịch hàng ngày.

Ai hay tổ chức nào kiểm soát Ethereum?

Ethereum không bị kiểm soát hay điều khiển bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Nó là một mạng lưới phi tập trung, hoạt động bởi các “nodes”, chính là các máy tính có bản sao chuỗi khối của Ethereum, được điều khiển bởi rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp trên thế giới. Các node này thay thế các máy trạm và hệ thống đám mây thuộc sở hữu của những nhà cung cấp internet hoặc dịch vụ internet.

Chính các nodes phân tán này giúp cho hệ thống Ethereum luôn hoạt động không ngừng nghỉ. Các bản sao của nó giúp phục hồi hệ thống khi có sự cố xảy ra. Kể từ khi đi vào hoạt động từ 2015 đến nay, hệ thống Ethereum chưa một lần bị ngừng hoạt động.

Các tổ chức liên quan đến Ethereum

Mặc dù không có tổ chức nào kiểm soát Ethereum, nhưng nổi bật lên có một số tổ chức liên quan và có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền tảng này.

Cac-to-chuc-lien-quan-den-Ethereum

Ethereum Foundation

Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2014 bởi Vitalik Buterin, nhà sáng lập của Ethereum, và một số nhà phát triển khác để hỗ trợ việc phát triển và mở rộng hệ sinh thái Ethereum. Tổ chức này được tài trợ từ các khoản tiền quyên góp từ các nhà đầu tư, tổ chức và các dự án khác. Nhiệm vụ chính của Ethereum Foundation bao gồm:

  • Phát triển và cập nhật mã nguồn của Ethereum, đảm bảo rằng nền tảng Ethereum hoạt động tốt và an toàn.
  • Xây dựng và hỗ trợ các ứng dụng và dịch vụ được phát triển trên nền tảng Ethereum.
  • Tổ chức các sự kiện và hội thảo để đào tạo và giới thiệu về Ethereum cho cộng đồng.
  • Đóng góp vào các nghiên cứu và phát triển mới trong lĩnh vực blockchain và ứng dụng của nó.
  • Đảm bảo sự an toàn và bảo vệ cho người dùng của nền tảng Ethereum.

Ethereum Foundation cũng tham gia vào việc hỗ trợ các dự án liên quan đến blockchain và tiền điện tử, và đưa ra các chính sách và tiêu chuẩn về việc sử dụng Ethereum.

Enterprise Ethereum Alliance (EEA)

Đây là một liên minh doanh nghiệp được thành lập vào năm 2017 bởi nhiều công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp khác nhau nhằm nghiên cứu và phát triển ứng dụng blockchain sử dụng nền tảng Ethereum. Một số thành viên nổi bật của EEA bao gồm Microsoft, JP Morgan, Accenture, Intel, Santander và nhiều công ty khác.

Nhiệm vụ chính của EEA là tạo ra các tiêu chuẩn và quy trình để phát triển ứng dụng blockchain được sử dụng trong các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau, cũng như tạo ra một môi trường phát triển đáng tin cậy và an toàn để triển khai các dịch vụ blockchain. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể sử dụng các giải pháp blockchain để tăng tính hiệu quả, độ tin cậy và giảm chi phí.

Tổ chức ConsenSys

ConsenSys là một công ty công nghệ blockchain được thành lập bởi Joseph Lubin, người sáng lập Ethereum. Tổ chức này được thành lập vào năm 2014 và có trụ sở tại New York City, Hoa Kỳ. ConsenSys là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu tạo ra các ứng dụng blockchain được xây dựng trên nền tảng Ethereum và cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến blockchain.

ConsenSys cũng là một trong những công ty tiên phong trong việc phát triển các giao thức và tiêu chuẩn cho blockchain, bao gồm các chuẩn cho việc phát triển các ứng dụng blockchain. Tổ chức này là một trong những đối tác chính của Ethereum Foundation.

MakerDAO Organization

MakerDAO có một nền tảng tài chính phi tập trung được xây dựng trên Ethereum. Tổ chức này được thành lập vào năm 2014 bởi một nhóm các nhà phát triển blockchain, với mục tiêu tạo ra một nền tảng cho các ứng dụng tài chính phi tập trung.

MakerDAO có một đồng tiền điện tử được gọi là Dai, được giới thiệu vào năm 2017. Dai là một đồng tiền điện tử ổn định, có giá trị được gắn với USD, và được tạo ra thông qua một quá trình đưa đồng Ether (ETH) vào một hợp đồng thông minh MakerDAO để tạo ra đồng Dai. Đồng coin này trở thành một công cụ quan trọng trong các ứng dụng tài chính phi tập trung, cho phép người dùng tạo và sử dụng các sản phẩm tài chính mà không cần đến sự can thiệp của các tổ chức trung gian. Ngoài ra, MakerDAO cũng phát triển một hệ sinh thái đa dạng với nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm cổng thanh toán, bảo mật và lưu trữ tài sản số.

Tiêu chuẩn token Ethereum là gì?

Tiêu chuẩn token Ethereum là các quy tắc và đặc điểm kỹ thuật mà một token trên mạng Ethereum phải tuân theo để được công nhận và tương thích với các ứng dụng và giao thức khác trên mạng. Có hai tiêu chuẩn token chính trên Ethereum là ERC-20 và ERC-721, mỗi tiêu chuẩn định nghĩa các tính năng cụ thể và các chức năng khác nhau cho các loại token trên mạng Ethereum.

Tiêu chuẩn ERC-20

ERC-20 là một tiêu chuẩn giao thức được đề xuất trên nền tảng Ethereum để phát triển các token chuẩn trên blockchain Ethereum. ERC-20 là viết tắt của Ethereum Request for Comment 20, nói về quy trình kỹ thuật của các token chuẩn được phát triển trên nền tảng Ethereum. Tiêu chuẩn này đặt ra các quy tắc cụ thể để tạo ra một token chuẩn trên Ethereum, bao gồm các chức năng cơ bản như chuyển tiền, kiểm tra số dư và truy xuất thông tin tài khoản của người dùng. Việc định chuẩn này giúp đơn giản hóa việc phát triển token trên nền tảng Ethereum và cũng tăng tính tương thích giữa các dịch vụ và ứng dụng khác nhau trên blockchain.

>> Tìm hiểu thêm: ERC-20 là gì? Có các tiêu chuẩn nào khác nữa không?

Tiêu Chuẩn ERC-721

ERC-721 là một tiêu chuẩn token không tương đồng (non-fungible token – NFT) trên nền tảng Ethereum. ERC-721 định nghĩa các quy tắc để phát hành và quản lý các token riêng lẻ, có thể được sử dụng để đại diện cho bất kỳ tài sản nào trong thế giới kỹ thuật số, chẳng hạn như tranh ảnh, game, nhà đất và cả những trang phục trong game. Mỗi token ERC-721 là duy nhất và không thể thay thế, tương tự như một đồ vật thật trong cuộc sống hàng ngày. Tiêu chuẩn ERC-721 cũng cung cấp các chức năng cho phép người dùng kiểm tra quyền sở hữu và chuyển đổi các token ERC-721 giữa các tài khoản khác nhau trên blockchain Ethereum.

Giới thiệu về đồng Ether (ETH) – Đồng coi đặc biệt của Ethereum

Ether-ETH-la-gi

Ether (ETH) là gì?

Ethereum có một đồng tiền mã hoá chính được gọi là Ether (Ký hiệu là ETH).

Để hiểu sâu về đồng coin ETH, bạn nên đọc các bài viết: Blockchain là gì?; Tiền ảo là gì?; Bitcoin là gì? Bởi bản chất của ETH là một đồng tiền mã hóa (tiền ảo) giống như Bitcoin, được xây dựng từ công nghệ Blockchain. Tuy nhiên nó có một số khác biệt và bạn sẽ thấy sự giải thích và so sánh ở phía dưới.

Vì Ethereum là một nền tảng mở dựa trên công nghệ Blockchain nên bất cứ ai cũng có thể tạo ra một loại tiền mã hóa hay một token nào từ hệ thống. Vì vậy trên Ethereum có rất nhiều loại tiền mã hóa được tạo ra, nhưng chỉ có Ether (ETH) là đồng tiền chính và đặc biệt nhất. Nó được ví như nhiên liệu (Gas) để vận hành hệ thống. Bất kỳ một ai đó muốn sử dụng hệ thống nhằm mục đích gì đều phải sử dụng đến thứ “nhiên liệu” này, hay nói cách khác, họ phải trả phí cho hệ thống bằng đồng ETH. Phí này thường được gọi là “phí gas”.

ETH dùng để làm gì?

“Phí gas ETH” được sử dụng để thanh toán cho các “thợ đào” và những người Stake (đặt cọc) với Ethereum để họ xác nhận và thực thi các hành động của người sử dụng và bảo mật cho hệ thống.

ETH được dùng làm tài sản thế chấp để tạo ra các token khác trong hệ thống. Ngoài ra, bạn có thể vay mượn, cho vay, đầu tư và kiếm lãi từ ETH và các token khác được hỗ trợ bởi ETH. Số cách sử dụng ETH đang tăng lên mỗi ngày khiến cho nhu cầu về ETH ngày càng tăng.

Các thông tin liên quan đến số lượng token ETH

  • Total Supply: Không giới hạn
  • Ethereum có tổng nguồn cung tại thời điểm khởi tạo là 75 triệu ETH. Trong dó 72 triệu ETH được bán trong đợt ICO năm 2015. Giá ICO là 1 ETH = 0.311 USD
  • Genesis: Khối ban đầu (60 triệu USD trong đợt Crowdsale và 12 triệu USD trong một đợt huy đông vốn khác): 72.009.990,50 Ether
  • Block Rewards: Số phần thưởng khối đã khai thác: 46.988.709,34  Ether
  • Uncle Rewards: Số phần thưởng khối không phân phối: 3.129.537,88 Ether
  • Eth2 Staking Rewards: Phần thưởng Staking ETH2.0: 739.062,70 Ether
  • Số Ether bị đốt do đề xuất EIP-1559: 2.598.966,39 ETH
  • Tổng nguồn cung hiện tại: 120,268,334.03 Ether

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Ethereum là gì?

Tham khảo thêm: Bitcoin là gì?

Khac-biet-giua-Bitcoin-va-Ethereum-la-gi

Khác biệt căn bản về nền tảng phát triển

Cả Ethereum và Bitcoin đều dựa trên công nghệ Blockchain, nhưng Ethereum ra đời là do nhu cầu cải tiến Bitcoin để nó trở nên hiệu quả hơn và đa năng hơn.

Bitcoin đơn thuần chỉ là một đồng tiền mã hóa được sử dụng với mục đích chính là để thanh toán và lưu trữ tài sản.

Ethereum là một nền tảng mở cho phép phát triển các ứng dụng và các đồng tiền mã hóa khác ở trong đó. Đồng tiền mã hóa chính của Ethereum là đồng Ether (ETH) cũng có các chức năng tương tự như Bitcoin, nhưng được cải tiến để cho hiệu suất về tốc độ thanh toán nhanh hơn, mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn… Ngoài ra ETH còn là một đồng tiền đặc biệt, vì nó còn đóng vai trò như là nhiên liệu giúp cho toàn bộ hệ thống Ethereum hoạt động.

thêm Những khác biệt giữa đồng Ether và Bitcoin

  • Sự xuất hiện lần đầu: Bitcoin xuất hiện lần đầu năm 2008 và nhà sáng lập ẩn danh, chỉ lấy danh xưng là Satoshi Nakamoto. Không ai biết Satoshi là ai, ở nước nào, là cá nhân hay tổ chức. Còn Ethereum có nhà sáng lập là Vitalik Buterin, một lập trình viên người Canada gốc Nga.
  • Về tổng cung: Trong khi Bitcoin giới hạn tổng cung là 21 triệu coin thì đồng Ether không giới hạn nguồn cung.
  • Thuật toán: Bitcoin sử dụng thuật toán SHA-56, trong khi Ethereum sử dụng thuật toán Ethash.
  • Cơ chế đồng thuận: Của Bitcoin là Proof of Work, trong khi Ethereum đã chuyển sang cơ chế Proof of Stake (kể từ 2020). Điều này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đồng ETH cả về tốc độ thanh toán và phí khai thác…
  • Transaction per seconds: Tốc độ giao dịch của Bitcoin chỉ đạt khoảng 7 TPS/giây, con số này của Ethereum rơi vào khoảng 20-25 TPS/giây, gấp gần 3 lần so với Bitcoin.

Điều gì giữ cho đồng coin ETH không bị lạm phát trong khi nó không giới hạn nguồn cung?

Đồng coin Ether được thiết kế để không bị lạm phát dù không giới hạn nguồn cung của nó bởi vì cách thức hoạt động của Ethereum dựa trên một cơ chế gọi là “phí gas”. Mỗi giao dịch trên Ethereum phải trả một khoản phí gas để bảo đảm rằng các node trong mạng lưới xử lý giao dịch của bạn. Phí gas được tính bằng đồng ETH và được trả cho các miner để khuyến khích họ tham gia vào quá trình xác minh các giao dịch trên blockchain.

Các khoản phí này tăng khi nhu cầu sử dụng Ethereum tăng lên, do đó giúp duy trì giá trị của đồng ETH. Nếu không có cơ chế phí gas này, các hacker có thể thực hiện tấn công DDOS trên mạng lưới hoặc tạo ra các giao dịch spam để làm tắc nghẽn mạng lưới.

Mặc dù không giới hạn nguồn cung, giá trị của đồng ETH vẫn được ổn định và duy trì bởi cơ chế phí gas và việc sử dụng của nó trong các ứng dụng blockchain, dApps và smart contract.

Những cách giao dịch, sở hữu và lưu trữ ETH

Có 3 cách cơ bản để sở hữu đồng coin ETH là: khai thác ETH, giao dịch ETH tại một sàn forex và mua trực tiếp ETH từ ai đó hoặc mua trên sàn giao dịch.

Để lưu trữ ETH bạn có thể dùng ví cứng hoặc ví mềm.

Việc giao dịch, sở hữu và lưu trữ đồng ETH cũng giống hệt như là đối với Bitcoin vậy. Vì vậy, để hiểu rõ phần này, mời bạn đọc các mục đó trong bài Bitcoin là gì.

Nếu chỉ có nhu cầu giao dịch ETH để kiếm lời nhanh chóng thì bạn chỉ cần mở tài khoản tại một sàn forex và giao dịch ETH dưới dạng CFD (hợp đồng chênh lệch). Các sàn forex hiện nay không chỉ cho giao dịch tiền tệ, vàng, dầu … mà còn cho phép giao dịch tiền ảo, trong đó có đồng Ether.

Bạn vừa đọc bài: “Ethereum là gì? Đồng Ether (ETH) có gì đặc biệt?“.

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial