Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự chuẩn nhất

Cach-ve-ho-tro-va-khang-cu-chuan-nhat-fx24-xxx

Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance) là một trong những ý tưởng quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật. Chúng đưa ra căn cứ để vào lệnh, thiết lập mức dừng lỗ và chốt lời và thực hiện các chiến lược giao dịch hợp lý. Nhưng để vận dụng nó một cách hiệu quả bạn phải hiểu được bản chất vấn đề và biết cách vẽ hỗ trợ và kháng cự sao cho đúng.

Tham khảo thêm:

Khái niệm về hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ (Support) là mức mà tại đó giá có xu hướng bật nảy lên khi nó xuống đến mức đó. Kháng cự (Resistance) là mức mà tại đó giá có xu hướng bị bật xuống khi nó tăng tới đó. Các mức hỗ trợ và kháng cự thường không phải chỉ là các đường nằm ngang. Trong nhiều trường hợp nó là các đường xiên theo xu hướng. Trên thực tế chúng thường là một vùng chứ không phải là một đường, gọi là “vùng hỗ trợ” hay “vùng kháng cự”.

Khi một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự được thử thách nhiều lần, tức là giá chạm vào đó nhiều lần rồi bị bật trở lại thì nó càng được củng cố vững chắc hơn.

Khi một mức hỗ trợ bị phá vỡ thì sau đó nó sẽ trở thành một ngưỡng kháng cự. Ngược lại, khi một mức kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ.

Hướng dẫn cách vẽ hỗ trợ và kháng cự chuẩn nhất

Trong một số trường hợp bạn có thể nối các điểm cao nhất của giá để vẽ đường kháng cự. Tương tự nối các điểm thấp nhất của giá để vẽ đường hỗ trợ. Khi đó các mức hỗ trợ và kháng cự chỉ là một đường thẳng. Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp lý tưởng. Trong thực tế không phải giá cứ chạm đúng đường thẳng đó rồi quay đầu. Trong đa số các trường hợp, giá sẽ đi cao hơn hoặc thấp hơn một chút. Nói một cách chính xác hơn là giá sẽ gần đến hoặc vượt quá đường thẳng đó một chút rồi bật trở lại. Khi đó ta sẽ chỉ có thể vẽ được các vùng hỗ trợ và kháng cự một cách tương đối.

Hình dưới: Một đường thẳng không thể nối chính xác các điểm cao nhất hoặc các điểm thấp nhất của giá.

Cach-ve-duong-ho-tro-va-khang-cu-fx24-min (1)

Hình dưới: Cách vẽ vùng hỗ trợ và kháng cự

 

Một ví dụ khác về cách vẽ vùng kháng cự và hỗ trợ.

Một ví dụ khác về đường kháng cự nằm xiên:

Ho-tro-va-khang-cu-theo-xu-huong-xuong

Để tìm hiểu đầy đủ hơn về hỗ trợ và kháng cự, bạn nên đọc bài viết sau đây:

Lưu ý về vùng hỗ trợ và kháng cự

Các vùng hỗ trợ và kháng cự càng được test đi test lại nhiều lần thì nó càng mạnh. Tức là nếu giá chạm vào đó rồi bật trở lại nhiều lần thì mức cản càng trở lên vững chắc hơn. Tất nhiên dù mạnh đến mức nào thì khi gặp các yếu tố cơ bản đủ mạnh thì nó cũng sẽ thoát ra khỏi vùng. Khi đó gọi là giá break out (phá vỡ vùng hỗ trợ / kháng cự).

Do-manh-yeu-cua-vung-ho-tro-khang-cu-min

Khi giá phá vỡ một ngưỡng kháng cự thì nó ngưỡng đó sẽ biến thành vùng hỗ trợ mới. Ngược lại, khi giá phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ thì nó sẽ trở thành một vùng kháng cự mới.


Bạn vừa đọc bài: “Cách vẽ đường (vùng) hỗ trợ và kháng cự“.

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan:

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

3 Replies to “Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự chuẩn nhất

  1. bài viết rất hay , em thường dùng vùng hỗ trợ và kháng cự để đặt stop loss và profit

  2. hỗ trợ và kháng cự là ú tưởng quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật
    ghi nhớ câu này

    1. Chính xác! Hầu hết các chỉ báo và mô hình giá đều phải dựa trên ý tưởng về hỗ trợ và kháng cự

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial