Thông tin cơ bản
Sơ bộ tình hình kinh tế Mỹ
Đồng đô la Mỹ tiếp tục bị ảnh hưởng từ những tin tức về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng như kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc hạ lãi suất thấp hơn. Cuộc họp Mỹ-Trung theo lịch trình tại hội nghị thượng đỉnh thương mại APEC vào cuối tháng này đã bị hủy do bạo loạn đang diễn ra ở nước chủ nhà Chile vào đầu tuần rồi, khiến thị trường chìm trong sự mơ hồ cho đến khi cuộc họp giữa hai siêu cường được tổ chức lại. Tổng thống Trump gần đây đã tweet rằng Trung Quốc sẽ sớm ký kết giai đoạn một của hiệp định thương mại, nhưng Trung Quốc lại tỏ vẻ thận trọng trước sự sốt sắng của Trump, khiến thị trường đi vào giai đoạn bối rối và bế tắc.
- Các hình thức đầu tư tài chính bạn nên biết
- Các mẫu hình (mô hình giá) phổ biến trong chứng khoán và forex
Twitter của Tổng thống Trump đưa ra khá nhiều tin tức cuối tuần trước sau cuộc họp FOMC vào thứ Tư, trong đó Fed cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lần cắt giảm thứ ba trong năm nay. Trump tiếp tục chỉa mũi dùi vào Fed bằng cách tweet “ngay từ đầu Fed đã sai…Trung Quốc không phải là vấn đề của chúng ta, chính Fed mới là vấn đề”.
Trong cuộc họp của FOMC, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng nói rằng rằng việc có cắt giảm lãi suất nữa hay không sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Và thị trường chơ rằng sẽ có 50% cơ hội cắt giảm vào tháng 1 tới, với mức cắt giảm 25 điểm cơ bản. Thông tin kinh tế của Hoa Kỳ được công bố không mấy khả quan, GDP quý 3 cho thấy mức tăng trưởng hợp nhẹ 1,9%, do chi tiêu tiêu dùng tăng, đầu tư kinh doanh giảm do bất ổn chiến tranh thương mại. Trong khi đó, tăng trưởng quý III cùng kỳ năm 2018 của Mỹ là 3,4%.
Tất cả điều này nhiều khả năng sẽ khiến đồng đô la Mỹ sụt giảm hơn nữa trong thời gian tới. Đồng đô la Mỹ đã tạo lập mức đáy trong ba tháng gần đây vào ngày 21 tháng 10, và đang hướng đến việc thiết lập các mức đáy sâu hơn.
Kinh tế Châu Âu
Có thể nói dữ liệu quan trọng về nền kinh tế Mỹ được phát hành vào thứ Sáu ngày 01 tháng 11, đã không giúp ích gì cho đồng đô la. Số lượng việc làm mới ngoài ngành nông nghiệp (NFP) trong tháng 10 nhiều hơn dự đoán (128K so với 89K), nhưng ít hơn đáng kể so với tháng 9 là 180K. Chỉ số hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất ISM cũng ít hơn mong đợi (48,3 thay vì 48,9). Kết quả là thị trường đã đẩy cặp EURUSD sụt giảm trước khi bật lên mạnh trở lại và kết thúc tuần ở mức 1.1165.
Tình hình nước Anh
Trong khi đó, cặp tiền GBP / USD giao dịch gần mức cao nhất tháng 10 tại 1.3013 trước cuộc họp của Ngân hàng Anh (BoE) và thông tin kinh tế báo cáo lạm phát hàng quý (QIR) có thể ảnh hưởng đến Bảng Anh khi mối đe dọa của Brexit không thỏa thuận đang nhỏ dần, và khả năng nâng lãi suất cao hơn của Ngân hàng Anh.
Bảng Anh có thể điều chỉnh giảm mạnh khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) Donald Tusk chính thức trì hoãn Brexit đến ngày 31 tháng 1, và BoE có thể đáp ứng tiến trình này bằng cách điều chỉnh chính sách tiền tệ. BoE được kỳ vọng sẽ giữ nguyên chính sách hiện tại, nhưng những bước tiến mới từ ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi triển vọng ngắn hạn của GBPUSD khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney công bố QIR, báo cáo về chính sách tiền tệ.
BoE có thể thay đổi các động thái của mình trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 12 tháng 12 khi các nhà lập pháp Vương quốc Anh thực hiện các bước để tránh Brexit cứng. Đáp lại, Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) có thể cho thấy mức độ sẵn sàng cao hơn trong việc tăng lãi suất vì nhu cầu đồng bảng Anh có thế tăng lên mạnh trong trung hạn, trong trường hợp Anh rời khỏi EU.
Nếu vậy, quyết định lãi suất của BoE có thể thúc đẩy GBP/USD tăng cao nếu MPC nhấn mạnh rằng, tăng lãi suất với tốc độ từ từ ở một mức độ hạn chế, sẽ phù hợp trong việc đưa lạm phát ổn định về mục tiêu 2% .
Tuy nhiên, Thống đốc Carney có thể tuân theo kịch bản do lãnh đạo Đảng Lao động, Jeremy Corbyn, cam kết đàm phán một thỏa thuận có thể chấp nhận được với EU nếu ông này thắng cử. Do đó, BoE có thể làm gia tăng sức nóng gần đây của GBPUSD vì sự không chắc chắn xung quanh Brexit khiến ngân hàng trung ương đứng ngoài cuộc.
Như đã nói, sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của BoE có thể ảnh hưởng đến triển vọng ngắn hạn của đồng Bảng Anh, nhưng sự hưng phấn gần đây trong tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể vẫn tồn tại trong những ngày tới khi GBP USD giữ vững gần mức cao nhất trong tháng 10 tại 1.3013.
Liên quan đến giá vàng
Ở thị trường vàng, kim loại quý này ổn định trong suốt tháng 10 và bắt đầu tăng cao hơn vào cuối tháng, một phần nhờ vào việc Fed gia nhập vào bối cảnh các ngân hàng trung ương đua nhau tạo đáy lãi suất.
Lợi suất trái phiếu toàn cầu giảm trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng toàn cầu chậm lại là một trong những yếu tố chính giúp giá vàng tăng. Lợi suất thực tế càng giảm thì vàng càng có xu hướng tăng mạnh.
Lợi suất thực là lợi suất điều chỉnh theo lạm phát: ví dụ, lãi suất 10 năm của Kho bạc Hoa Kỳ trừ đi tỷ lệ lạm phát được công bố. Lợi suất thực tế của Mỹ giảm có nghĩa là sự chênh lệch giữa lãi suất Kho bạc và tỷ lệ lạm phát đang giảm. Nếu không tính các yếu tố khác (cổ tức, dòng tiền…), thì vàng sẽ theo logic một cách hợp lý rằng kim loại quý này sẽ có lợi thế khi lợi suất trái phiếu thực của Mỹ giảm.
Biến động của Vàng trong tuần này có thể chịu ảnh hưởng từ cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Úc và báo cáo việc làm quý 3 của New Zealand được công bố vào thứ ba. Vào thứ Sáu, giá vàng cũng sẽ chịu không ít biến động trong bối cảnh công bố báo cáo việc làm tháng 10 ở Canada. Cuộc họp của Ngân hàng Anh tháng 11 cũng công bố Báo cáo lạm phát hàng quý (QIR) mới, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến giá vàng.
Phân tích kỹ thuật
Cặp EURUSD
Về phân tích kỹ thuật, đồng EURUSD sau khi phục hồi về vùng Flipzone 1.107 đã có bước tăng mạnh mẽ lên vùng đỉnh đã tạo trước đó tại 1.1178. Sau khi phá vỡ trendline giảm trên đồ thị ngày nối từ 1.1412 về 1.1109, EURUSD đã tạo ra các đợt sóng tăng liên tục hướng lên vùng biên trên của channel giảm nối từ 1.1569 về 1.1412. Đây cũng là vùng mục tiêu trong đà tăng hiện tại của cặp tiền này. Sau đợt tăng nóng lên 1.1179, EURUSD đã có đợt giảm nhiệt về vùng Flipzone 1.107. Lực mua tại vùng này đã đẩy giá bay cao, một khi phá vỡ đỉnh tạm 1.1179, sẽ là sự xác nhận khá vững vàng cho mục tiêu 1.1248.
CHIẾN LƯỢC THAM KHẢO:
Mua 1.113
Dừng lỗ 1.1061
Chốt lời 1.1248
Cặp GBPUSD
Đối với đồng GBPUSD, đà tăng quá mức đã khiến cặp tiền này vượt lên cả channel tăng nối từ 1.1958 lên 1.2195 và 1.2582. Với đà tăng hiện tại cùng với thông tin về Brexit, việc giao dịch cặp tiền này sẽ gặp khá nhiều rủi ro, đặc biệt là việc mua vội theo xu hướng hiện tại. Chúng ta cần một đợt phục hồi nữa để mua vào sẽ an toàn hơn.
CHIẾN LƯỢC THAM KHẢO
Mua: 1.2798
Dừng lỗ 1.273
Chốt lời 1.3-1.316
Giá vàng
Trên đồ thị Vàng, giá kim loại quý này đang bị mắc kẹt giữa 2 vùng Supply và Demand khá mạnh. Tuy nhiên, trendline giảm trên đồ thị ngày đã bị phá vỡ hoàn toàn. Xu hướng tiếp theo của Vàng sẽ là đà tăng, và đặc biệt sẽ tăng mạnh khi vùng Supply bị phá vỡ. Hiện tại, chúng ta cần một đợt phục hồi về vùng base 1493 để có thể mua theo xu hướng một cách an toàn. Mục tiêu của đà tăng sắp tới sẽ nằm trong vùng 1530 và 1550.
CHIẾN LƯỢC THAM KHẢO
Mua 1495
Dừng lỗ 1480
Chốt lời 1530-1550
Khuyến cáo: Đây chỉ là Ý tưởng giao dịch. Để phân tích chính xác hơn bạn nên kết hợp thêm các chỉ số khác mà bạn đã sử dụng thành thạo. Đặc biệt, luôn chú trọng phương pháp quản lý vốn để đề phòng mọi tình huống thị trường có thể xảy ra.
Tác giả: Nguyễn Chí Thanh
Liên quan
- Đầu cơ là gì? Phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ
- Phương pháp giao dịch forex của các trader thành công
- Chiến lược giao dịch forex hiệu quả nhất
- Các kiểu hỗ trợ và kháng cự bạn nên biết
- Lý thuyết Dow – Nền tảng của phân tích kỹ thuật
- Cảnh báo: Đừng bao giờ tham gia các cuộc thi forex và chứng khoán
- Vì sao trader bị thua lỗ trên thị trường forex