ErrorException Message: WP_Translation_Controller::load_file(): Argument #2 ($textdomain) must be of type string, null given, called in /var/www/wp-includes/l10n.php on line 838
https://fx24h.net/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Mô hình Cốc Tay Cầm trong forex và chứng khoán - FX24h.net Kiến thức Phân tích kỹ thuật

Mô hình Cốc Tay Cầm trong forex và chứng khoán

Mo-hinh-coc-va-tay-cam-bieu-do-gia-trong-forex-va-chung-khoan-min

Một trong những mô hình quan trọng trong phân tích kỹ thuật là Mô hình Cốc Tay Cầm. Mô hình này được William O’ Neil phát hiện khi nghiên cứu biểu đồ giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nó còn được tác giả mô tả là mô hình nhằm phát hiện các siêu cổ phiếu! Vì sau khi hình thành nó sẽ có giai đoạn tăng phi mã và tăng trong thời gian dài. Một số trở thành siêu cổ phiếu sau khi nó hình thành mô hình Cốc và Tay Cầm là Microsoft, Amazon và Apple…

Trước đây mô hình Cốc Tay Cầm chủ yếu được áp dụng trong thị trường chứng khoán. Sau này với sự phát triển của thị trường forex (ngoại hối) và gần đây là tiền ảo thì nó cũng được áp dụng với nguyên lý tương tự.

Mô hình Cốc Tay cầm dạng cơ bản

Phác thảo mô hình giá Cốc và Tay Cầm

Mo-hinh-ctc-phac-thao-fx24-min

Mô hình Cốc Tay Cầm trong thực tế

Mo-hinh-ctc-thuc-te-fx24-min

Các biểu đồ trên là mô hình Cốc Tay Cầm ở dạng cơ bản và dễ nhận biết nhất. Trên thực tế, các mẫu hình giá xuất hiện rất đa dạng, đòi hỏi sự nhạy bén và tinh tế của người phân tích thì mới nhìn ra được. Tuy nhiên chúng ta có một mô tả về mô hình này như sau:

Mô hình có hai phần cơ bản là phần thân cốc và phần tay cầm. Phần thân cốc được hình thành sau một giai đoạn tăng giá và có dạng uốn cong hình chữ U. Phần tay cầm được hình thành tại ngưỡng kháng cự ở miệng cốc. Tay cầm có thể nằm ngang hoặc là một đoạn điều chỉnh giảm không quá 30% của phần thân cốc. Độ dài của tay cầm giao động từ 1/3 đến 2/3 độ dài của miệng cốc.

Trong chứng khoán, quá trình hình thành mô hình Cốc Tay Cầm thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Còn đối với thị trường forex thì linh hoạt hơn.

Sự khác biệt của mô hình Cốc Tay Cầm trong chứng khoán và forex

  • Trong thị trường chứng khoán, thời gian hình thành của mô hình này được tính theo tuần, tháng và năm. Mỗi cây nến biểu thị thời gian tối thiểu là một ngày nên thời gian hình thành cũng lâu hơn.
  • Trong thị trường forex, vì thời gian biểu thị tối thiểu của một cây nến là 1 phút, hơn nữa các giao dịch forex được thực hiện 24 giờ một ngày nên mô hình được hình thành trong thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên, không vì khung thời gian tối thiểu của một cây nến trong forex là một phút mà thời gian hình thành của nó được tính theo phút. Theo các thống kê thực tế, mô hình cốc tay cầm trong forex được hình thành trong thời gian tối thiểu vài ngày cho đến vài tuần sẽ có độ chính xác cao hơn. Tất nhiên nó có thể hình thành trong vài tháng, thậm chí vài năm.
  • Thêm nữa, forex có hai chiều nên mô hình cốc tay cầm ngược cũng phát huy tác dụng. (Trong thị trường forex, bạn có thể mua trước bán sau, hoặc bán trước mua sau cũng được). Ở thị trường chứng khoán, trong các thống kê, người ta không thấy mô hình cốc tay cầm ngược phát huy tác dụng.

Diễn biến tâm lý trong quá trình hình thành mô hình

Ban đầu giá đang trong một xu hướng tăng, sau đó bắt đầu điều chỉnh giảm. Đó là lúc các nhà đầu tư đang chốt lời để thu lợi nhuận, vì nghĩ rằng giá đã tăng quá cao nên khó tăng thêm. Tuy nhiên ít người nhận ra rằng nó chính là một siêu cổ phiếu trong tương lai. Một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, phân tích tốt bắt đầu gom tiếp cổ phiếu ở khu vực đáy cốc khiến cho giá dao động ngang và tăng dần theo hình chữ U.

Nên nhớ rằng các nhà đầu tư khôn ngoan này có tầm nhìn tốt, tiềm lực tài chính mạnh nên lực cầu mà họ bắt đáy rất bền vững. Sự bền vững này sẽ đảm bảo cho việc duy trì đà tăng của giá trong tương lai. Họ thường là những nhà đầu tư chứ không phải đầu cơ.

Khi giá đi đến miệng cốc thì gặp ngưỡng kháng cự khiến nó bị chững lại. Giá sẽ đi ngang hoặc điều chỉnh nhẹ tại ngưỡng kháng cự đó trong một thời gian tạo thành cái “Tay Cầm”. Sau một giai đoạn tích lũy trong vùng “tay cầm”, nếu nó bứt phá mạnh mẽ để đi lên khỏi “miệng cốc” thì sẽ bắt đầu kích thích các nhà đầu tư theo xu hướng nhảy vào mua. Đồng thời trong thời gian này, các thông tin cơ bản liên quan đến cổ phiếu đó được tung ra một cách tích cực khiến giá càng tăng mạnh mẽ.

Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Cốc Tay Cầm

  • Ở phần thân cốc, nếu giá điều chỉnh rồi đi lên có độ cong đều và đẹp thì mô hình sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Còn nếu nó có dạng hình chữ V thì độ tin tưởng càng thấp.
  • Độ rộng của miệng cốc càng rộng càng tốt (nhưng không được rộng quá làm phá vỡ tổng thể), tức là nó giống như nửa dưới hình chữ O cắt đôi thì tốt hơn là hẹp như hình chữ U.
  • Phần miệng cốc bên phải không nên thấp hơn miệng cốc bên trái quá nhiều. Thấp hơn một chút thì vẫn tạm chấp nhận được.
  • Mặc dù trong nhiều trường hợp, mô hình chiếc cốc không có tay cầm vẫn có thể bứt phá tăng giá. Tuy nhiên nếu nó có một khoảng thời gian tích lũy tại khu vực tay cầm thì xác suất tăng mạnh và đi xa sẽ cao hơn.
  • Nếu tay cầm có dạng hình cái nêm hướng lên thì khả năng mô hình thất bại sẽ cao. Vì như bạn đã biết, mô hình cái nêm hướng lên là dấu hiệu cho thấy giá chuẩn bị đi xuống.

Một số mô hình Cốc Tay Cầm trong thực tế

Vì các mô hình trong đồ thị thực tế thường rất khó nhận biết nên ở đây tôi sưu tầm một số mô hình trong thực tế để các bạn ngắm nghía.

Hình dưới: Một mô hình Cốc Tay Cầm khá đẹp

Mo-hinh-coc-va-tay-cam-thuc-te-2-fx24-min

 

Hình dưới: Miệng bên phải thấp hơn miệng bên trái một chút

Mo-hinh-coc-va-tay-cam-thuc-te-1-fx24-min

 

Hình dưới: Phần thân cốc không giống hình chữ U hay nửa chữ O lắm, nhưng cũng chấp nhận được.

Mo-hinh-coc-va-tay-cam-thuc-te-3-fx24-min

Thêm một mô hình nữa cho bạn tham khảo

Mo-hinh-coc-va-tay-cam-thuc-te-4-fx24-min

Cách giao dịch với mô hình chiếc cốc và tay cầm

Vào lệnh nhỏ trước khi mô hình cốc tay cầm được xác nhận

  • Trước hết như bạn biết, sau một giai đoạn tăng giá thì bao giờ nó cũng điều chỉnh. Khi giá điều chỉnh đến đoạn đáy cốc và đang lưỡng lự ở đáy cốc bạn có thể mua hai lệnh nhỏ. Lưu ý là chỉ mua lệnh nhỏ chứ không phải tất tay (full) đâu nhé. Vấn đề là trong trường hợp này thì mô hình Cốc và Tay Cầm vẫn chưa hình thành nên bạn chưa biết đó là mô hình gì. Bạn chỉ mua theo nhận định cơ bản, kết hợp với các chỉ báo phân tích kỹ thuật, đặc biệt là theo Fibonacci.
  • Khi giá đến miệng cốc (gặp kháng cự), thì bán đi một lệnh để chốt lời. Giữ lại một lệnh để phòng khi giá có thể tăng ngay thì sẽ không bị mất cơ hội. Nhưng thường khi gặp kháng cự giá sẽ không tăng ngay mà thường giao động quanh đó một thời gian để tích lũy.
  • Trong quá trình giao động quanh khu vực “tay cầm”, nếu bạn là người theo trường phái Day Trading thì bạn có thể mua lúc giá thấp, bán khi nó gặp kháng cự để tận dụng thu lời từ những giao động nhỏ.

Vào lệnh nhiều hơn sau khi mô hình được xác nhận

  • Đợi đến khi mô hình Cốc và Tay Cầm trở nên rõ nét hơn để bạn định hình chiến lược. Sau khi mô hình hoàn thiện, đến thời điểm nào đó nó sẽ bất ngờ bật tăng mạnh, phá vỡ ngưỡng kháng cự ở miệng cốc. Ngay sau khi phá vỡ, bạn có thể mua vào vài lệnh nhỏ (lệnh nhỏ thôi nhé) để phòng trường hợp nó chỉ là Break out giả.
  • Sau khi giá Break out thì thường bao giờ nó cũng quay lại test ngưỡng hỗ trợ. (Ngưỡng kháng cự ở miệng cốc giờ đã trở thành ngưỡng hỗ trợ). Nếu giá test ngưỡng hỗ trợ thành công thì nó sẽ quay lên. Trong quá trình quay lên, bạn mua dần vào các lệnh nhỏ.
  • Khi giá đi lên vượt quá mức mà nó quay đầu lại test thì đó là lúc bạn có thể vào thêm các lệnh lớn tối đa cho phép trong phạm vi chiến lược quản lý vốn của bạn.
  • Nên nhớ. Tất cả các lệnh mua vào đều phải đặt Stop loss. Có các mức Stop loss quan trọng trong mô hình này là: 1) Ngay phía dưới tay cầm. 2) Ngay phía dưới “miệng cốc”. Bạn nên tham khảo bài này: Cách đặt Stop loss và Take Profit hiệu quả.

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

3 Replies to “Mô hình Cốc Tay Cầm trong forex và chứng khoán

  1. đúng chiếc cốc và tay cầm nhưng thực tế vào thị trường khó nhận dạng được mô hình ạ

  2. những mô hình này không chỉ ấp dụng cho vài thị trường khác nhau mà còn tồn tại mãi voi thời gian 10 hay 20 năm thì những mô hình vẫn được áp dung

    1. Đúng vậy em. Có thể nói là nó tồn tại đến khi nào thị trường tài chính còn tồn tại

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial