Mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy – Triple Top and Triple Bottom

Một trong các mẫu hình giá đảo chiều cơ bản là mô hình 3 đỉnhmô hình 3 đáy. Mặc dù không xuất hiện thường xuyên trên biểu đồ giá giống như các mô hình hai đỉnhmô hình hai đáy, nhưng mỗi khi chúng xuất hiện thì xác suất giá đảo chiều còn cao hơn các mô hình trên, thậm chí chỉ đứng sau mô hình vai đầu vai. Trong bài viết này, fx24.net sẽ giới thiệu một cách đầy đủ nhất về mô hình ba đỉnhmô hình ba đáy.

Mô hình ba đỉnh (Triple Top) là gì?

Minh-hoa-mo-hinh-ba-dinh-fx24-min

Mô hình ba đỉnh có hình dáng giống như 3 ngọn núi liền nhau, có đỉnh bằng cao nhau. Xen kẽ giữa các đỉnh có 2 đáy tạm thời. Đường nằm ngang nối 3 đỉnh với nhau tạo thành đường kháng cự. Đường nằm ngang nối hai đáy tạm thời tạo thành đường cổ (neckline), cũng chính là đường hỗ trợ. Mô hình 3 đỉnh nằm ở cuối của một xu hướng tăng giá. Nó thường là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.

Chỉ sau khi giá đã hình thành ba đỉnh và đi xuống cắt qua đường cổ thì mô hình 3 đỉnh mới được xác nhận. Khi đó thì đường cổ trước đó đóng vai trò là đường hỗ trợ thì giờ đây đã trở thành đường kháng cự.

Tuy nhiên với một nhà phân tích kỹ thuật có kinh nghiệm thì như thế là chưa đủ. Vì sau khi giá break out phá vỡ đường cổ thì nó thường quay lại test. Chỉ sau khi giá quay lại test đường cổ thành công và đi xuống thì lúc này mô hình mới thực sự hình thành, và khi đó xác suất để giá đảo chiều đi xuống là rất cao.

Mô hình ba đáy (Triple Bottom) là gì?

Minh-hoa-mo-hinh-ba-day-fx24-min

Có lẽ sau khi đã tìm hiểu về mô hình ba đỉnh thì việc nói về mô hình ba đáy sẽ hơi thừa! Vì về bản chất thì chúng là một. Mô hình ba đáy chẳng qua chỉ là sự ngược lại của mô hình ba đỉnh. Nhưng cũng không hẳn vậy. Điều này sẽ rõ hơn đối với các nhà đầu tư forex, vì trong giao dịch forex có tính hai chiều, mua và bán chỉ có nghĩa tương đối. Tuy nhiên trường hợp này áp dụng vào thị trường chứng khoán cũng không có khác biệt nhiều.

Ở đây tôi chỉ lưu ý là mô hình ba đáy thường nằm ở cuối của một xu hướng giảm. Nó là dấu hiệu cho thấy giá đang chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Còn mọi đặc điểm nhận dạng thì hệt như mô hình ba đỉnh.

Như đã nói ở trên, mô hình này chỉ là trường hợp ngược lại của mô hình kia. Vì vậy mọi diễn biến, cách giao dịch…. đối với mô hình ba đáy cũng giống như mô hình ba đỉnh. Vì vậy, từ đây tôi chỉ đề cập đến mô hình ba đỉnh. Mọi thứ đối với mô hình ba đáy cứ ngược lại mà suy.

Diễn biến tâm lý khi hình thành mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy

Mo-hinh-3-dinh-fx24net-min

Ban đầu giá đang nằm trong một xu hướng tăng. Trong xu hướng tăng thì các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước đáy sau cao hơn đáy trước.

Đỉnh thứ nhất (Top 1) được hình thành cũng giống như các đỉnh trước đó. Đáy điều chỉnh tạm thời giữa hai đỉnh cũng vậy, nó cũng giống như các đáy trước đó. Khi giá tiếp tục đi lên theo xu hướng cũ, gặp đỉnh thứ nhất (cũng chính là ngưỡng kháng cự) nó không đủ sức mạnh để vượt qua và phải quay đầu giảm. Dấu hiệu này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã có sự do dự. Nguyên nhân đứng đằng sau nó có thể do một thông tin tiêu cực trên thị trường, hoặc đơn giản là do giá đã tăng quá cao, giờ là lúc các nhà đầu tư bán ra để thu lời.

Sau khi hình thành đỉnh thứ nhất (Top 1), giá tiếp tục hình thành các Top 2, rồi Top 3. Điều này thể hiện sự do dự rõ ràng. Khi giá giảm xuyên qua đường cổ thì tâm lý tiêu cực bao trùm. Bên cạnh đó, nó còn bị tác động mạnh từ chính các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Họ thấy mô hình giá ba đỉnh đã được xác nhận và bắt đầu thi nhau bán. Sự cộng hưởng của tâm lý tiêu cực cùng với các phân tích kỹ thuật khiến cho giá đảo chiều giảm mạnh.

Lưu ý khi phân tích mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy

Các lưu ý sau đây là đối với mô hình ba đỉnh. Áp dụng tương tự mô hình ba đáy.

  • Trong quá trình hình thành mô hình giá ba đỉnh mà khối lượng giao dịch giảm thì xác suất giá đảo chiều giảm là rất cao.
  • Nếu ở đỉnh cuối cùng, mặc dù giá vượt qua đường kháng cự, nhưng ngay sau đó hình thành Pin bar và đi xuống thì nó có xác suất cao là sẽ xác nhận mô hình ba đỉnh.
  • Nếu giá chỉ hình thành hai đỉnh rồi đi xuống phá vỡ đường cổ thì nó trở thành mô hình hai đỉnh.
  • Nếu sau khi đã hình thành ít nhất hai đỉnh, giá không bứt phá khỏi đường cổ đi xuống, mà lại bứt phá ngưỡng kháng cự để đi lên thì lúc này nó trở thành mô hình giá chữ nhật.
  • Nếu mô hình ba đỉnh có đỉnh giữa cao hơn hai đỉnh còn lại thì nó trở thành mô hình vai đầu vai. Tôi đề cập đến vấn đề này vì các mô hình giá trong thực tế thường không thực sự rõ ràng để cho bạn dễ nhận biết. Đôi khi các đỉnh chỉ xấp xỉ bằng nhau mà không hoàn toàn bằng nhau. Khi đó nó nằm ở ranh giới giữa mô hình này và mô hình kia. Quan trọng là bạn nắm bắt được bản chất của các mô hình để mà vận dụng.

Phương pháp giao dịch với mô hình ba đỉnh và mô hình ba đáy

Như đã nói ở trên, mô hình này chỉ là trường hợp ngược lại của mô hình kia. Vì vậy trong phần này chỉ đề cập đến phương pháp giao dịch với mô hình 3 đỉnh. Đối với mô hình 3 đáy chỉ cần làm ngược lại.

Như bạn đã biết, đây là một mô hình đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Vậy khi mô hình ba đỉnh hình thành thì chắc chắn là chúng ta phải bán rồi. Nhưng vấn đề là chiến lược bán như thế nào cho hiệu quả?

Chiến lược giao dịch với mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy trên thị trường chứng khoán

Khi mô hình này xuất hiện, nếu bạn chưa nắm giữ cổ phiếu thì tốt nhất là nên đứng ngoài thị trường.

Trong trường hợp bạn đang nắm giữ cổ phiếu mà biểu đồ giá của nó xuất hiện mô hình ba đỉnh thì bạn nên cân nhắc bán ra.

  • Ngay khi đỉnh thứ ba hình thành, bạn nên cân nhắc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu đó.
  • Sau khi đã hình thành đỉnh thứ ba và giá đi xuống vượt qua đường cổ thì bạn nên cân nhắc giảm tiếp tỷ lệ cổ phiếu xuống.
  • Sau khi giá đã vượt qua đường cổ và quay lại test thành công thì bạn nên cân nhắc bán sạch cổ phiếu đó.

Những gợi ý trên chỉ trong trường hợp bạn là nhà đầu tư ngắn hạn hoặc lướt sóng. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư cổ phiếu dài hạn, một khi bạn đã phân tích trước đó và xác định đây là cổ phiếu tốt, bạn sẵn có nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư lâu dài thì bạn chỉ cần giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu xuống, chờ cho nó xuống tiếp rồi mua lại.

Chiến lược giao dịch mô hình ba đỉnh và mô hình ba đáy trên thị trường forex

Chien-luoc-giao-dich-voi-mo-hinh-ba-dinh-va-mo-hinh-ba-day-min

 

Ưu việt của thị trường forex so với chứng khoán là bạn có thể mua trước bán sau, hoặc bán trước mua sau cũng được. Do vậy ngay cả khi bạn không nắm giữ hàng hóa trong tài khoản thì khi mô hình 3 đỉnh xuất hiện sẽ tạo ra cơ hội bán xuống. Vấn đề là chiến lược bán như thế nào cho hiệu quả nhất?

  • Ngay khi đỉnh thứ ba hình thành bạn nên cân nhắc vào một lệnh bán nho nhỏ. Lúc này mô hình vẫn chưa hình thành, xác suất xu hướng đảo chiều chưa cao nên bạn chỉ nên bán một lệnh nhỏ. Và đừng quên cài lệnh stop loss phía trên đỉnh. Khi đặt lệnh bán ở thời điểm này bạn có lợi nhất vì bán được giá hời. Còn nếu chẳng may giá không đảo chiều mà đi lên thì bạn cũng không bị lỗ nhiều.
  • Khi giá break out đi xuống xuyên qua đường cổ, mô hình ba đỉnh đã hình thành. Lúc này xác suất giá đảo chiều đi xuống là rất cao, bạn đặt tiếp lệnh bán nho nhỏ thứ hai. Và đừng quên đặt stop loss ở khoảng giữa đường cổ và đỉnh.
  • Sau khi giá đã xuyên qua đường cổ và quay lại test. Nếu giá test thành công và đi xuống thì lúc này bạn có thể vào lệnh lớn. Vì sau khi test thành công thì xác suất cao là xu hướng sẽ đảo chiều đi xuống. Và đừng quên đặt lệnh stop loss ở khoảng giữa đường cổ (neckline) và đỉnh.

Mô hình giá 3 đỉnh và mô hình giá 3 đáy trong thực tế

Các mô hình trong thực tế thường không phải bao giờ cũng rõ ràng để bạn dễ nhận biết. Điều quan trọng là kinh nghiệm giao dịch cũng như khả năng phân tích của bạn. Dưới đây tôi sẽ đưa lên một số mẫu hình hai đỉnh trong thực tế để bạn ngắm ngía thêm:

Hình dưới: Một mô hình ba đỉnh có đường cổ nằm xiên

Mo-hinh-ba-dinh-co-duong-co-nam-xien-min

Hình dưới: Ba đỉnh không bằng nhau. Đỉnh thứ 3 thấp hơn hai đỉnh trước. Mặc dù đỉnh giữa cao hơn một chút so với hai đỉnh còn lại, nhưng nó vẫn chưa được gọi là mô hình đầu vai. 

ba-dinh-khong-bang-nhau-fx24-min

Hình dưới: Mô hình có nhiều đỉnh con, tạo thành 3 “nhóm đỉnh”

co-nhieu-dinh-con-fx24-min

Hình dưới: Mô hình 3 đỉnh có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước

Dinh-sau-thap-hon-dinh-truoc-min

Hình dưới: Mô hình 3 đáy có đáy sau cao hơn đáy trước. Sau khi giá phá vỡ đường cổ đi lên và rồi quay lại test. Tuy nhiên nó không test tại đường cổ, mà xuống quá đường cổ một chút rồi mới đi lên.

Mo-hinh-ba-day-khong-deu-fx24-min

Hình dưới: Mô hình ba đáy có đáy sau thấp hơn đáy trước

Mo-hinh-ba-day-co-day-sau-thap-hon-day-truoc-min


Bạn vừa đọc bài viết: “Mô hình ba đỉnh và mô hình ba đáy

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan:

 

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

3 Replies to “Mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy – Triple Top and Triple Bottom

  1. mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy. Mặc dù không xuất hiện thường xuyên trên biểu đồ giá giống như các mô hình hai đỉnh và mô hình hai đáy, nhưng mỗi khi chúng xuất hiện thì xác suất giá đảo chiều còn cao hơn các mô hình trên, thậm chí chỉ đứng sau mô hình vai đầu vai. đây có phải mấu chốt của chiến lược này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial