Chứng khoán Châu Á khởi đầu tuần mới chậm chạp

Thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu chậm chạp vào thứ Hai. Khi dữ liệu kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc làm dấy lên nghi ngờ đà tăng tuần trước trên Phố Wall khó có thể được duy trì khi đối mặt với quyết tâm thắt chặt chính sách của các ngân hàng trung ương toàn cầu.

Hoạt động sản xuất sụt giảm

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã thực sự giảm vào tháng 7 do các đợt bùng phát virus mới ảnh hưởng đến nhu cầu. Chỉ số quản lý thu mua sản xuất chính thức (PMI) đã giảm xuống 49,0 trong tháng Bảy, ít hơn dự báo 50,4.

Điều đó không mang lại điềm báo tốt cho hàng loạt chỉ số PMI trong tuần này. Bao gồm chỉ số ISM có ảnh hưởng của Hoa Kỳ, trong khi báo cáo bảng lương tháng 7 vào thứ Sáu cũng dự báo cho thấy sự chậm lại hơn nữa.

Đồng thời, dữ liệu của Hoa Kỳ vào thứ Sáu vừa qua cho thấy lạm phát và tăng trưởng tiền lương ở mức cao. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương ở Anh, Úc và Ấn Độ đều dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất trong tuần này.

Chuyên gia nhận định

Các nhà phân tích tại Barclays (LON: BARC) cảnh báo: “Chúng tôi dự đoán Ngân hàng Anh sẽ tăng cường thắt chặt tiền tệ với mức tăng 50bp tại cuộc họp vào tháng 8. Việc tăng giá năng lượng có thể là động lực chính”.

“Các ngân hàng trung ương tập trung vào đà lạm phát vẫn còn mạnh và thị trường lao động thắt chặt hơn là tín hiệu tăng trưởng chậm lại. Điều này có thể làm đảo lộn quan điểm” tin xấu là tin tốt “gần đây trên thị trường.”

Sự thận trọng thể hiện rõ khi chỉ số chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương MSCI bên ngoài Nhật Bản giảm 0,1% trong giao dịch đầu phiên chậm chạp.

Nikkei của Nhật Bản giảm nhẹ và đi ngang. Trong khi chứng khoán Hàn Quốc giảm 0,1%. S&P 500 kỳ hạn giảm 0,4% và Nasdaq kỳ hạn giảm 0,3%.

Trong khi thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ hầu hết tăng vượt dự đoán. Các nhà phân tích tại BofA cảnh báo rằng chỉ 60% khu vực tiêu dùng tùy ý đã báo cáo và nó đang chịu áp lực lớn nhất do lo ngại lạm phát cho người tiêu dùng.

Chạm đáy?

“Các chỉ báo thị trường tăng giá của chúng tôi cũng cho thấy còn quá sớm để gọi là đáy: các mức đáy lịch sử của thị trường đi kèm với hơn 80% các chỉ số này được kích hoạt so với chỉ 30% hiện tại”, BofA cho biết trong một lưu ý.

“Hơn nữa, thị trường gấu luôn kết thúc sau khi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất, có khả năng là ít nhất sáu tháng nữa. Quan điểm của BofA là Fed sẽ có lần đầu tiên cắt giảm trong quý 3 năm 23”.

Đường cong lợi suất

Thị trường trái phiếu cũng đang phục hồi khó khăn. Lợi suất 10 năm của Mỹ giảm 35 điểm cơ bản vào tháng trước. Mức giảm lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Lợi suất cuối cùng ở mức 2,670%. Một khoảng cách khá xa so với mức cao nhất của tháng 6 là 3,498%.

Đường cong lợi suất đảo ngược cho thấy các nhà đầu tư trái phiếu bi quan về nền kinh tế.

Sự đảo chiều của lợi suất đã làm giảm nhiệt cho đồng đô la. Đồng bạc xanh vốn đã mất điểm trong tuần thứ hai vào tuần trước. USD đứng ở mức 106,010 trong rổ tiền tệ, so với mức đỉnh gần đây là 109,290.

Sự sụt giảm lớn nhất đến với đồng yên. Các nhà đầu cơ bán khống hàng loạt khi kiến sự đảo ngược đột ngột. Đồng đô la giảm xuống mức 132,85 yên, đã giảm mạnh 2,1% vào tuần trước.

Đồng đô la tăng giá tốt hơn so với đồng euro. Euro vốn có một cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu phải đối mặt. Và hầu như cặp EURUSD không đạt được bất kỳ bước tiến nào trong tuần trước. Đồng euro cuối cùng ở mức 1,0221 đô la và có ngưỡng kháng cự mạnh quanh mức 1,0278 đô la.

Tâm lý risk on

Jonas Goltermann là chuyên viên phân tích thị trường cấp cao tại Capital Economics. Ông cảm thấy bối rối khi thị trường đọc được kết quả ôn hòa về đợt tăng 75 điểm cơ bản của Fed vào tuần trước.

Ông lập luận: “Nhận định của chúng tôi là thị trường sẽ risk on dựa theo phản ứng của Fed”.

Ông nói thêm: “Theo quan điểm của chúng tôi, có rất ít phát biểu của Chủ tịch Powell cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ từ bỏ việc tăng lãi suất mạnh mẽ, trong khi lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu. Nếu chúng tôi đúng, rằng các thị trường đã hiểu sai ý định của Fed. Đồng đôla không bao lâu nữa có thể sẽ tiếp tục đà tăng trước đó.”

Hiện tại, sự sụt giảm của đồng đô la và lợi suất là một sự hỗ trợ cho vàng. Kim loại quý này tăng lên mức 1.762 USD/ounce sau khi tăng 2,2% vào tuần trước.

Giá dầu quay đầu tăng trở lại. Liệu cuộc họp tuần này của OPEC+ có tạo ra sự gia tăng nguồn cung hay không?

Dầu thô Mỹ giảm 87 cent xuống 97,75 USD/thùng. Dầu Brent giảm 77 cent xuống 103,20 USD/thùng.


Chí Thanh

Theo Investing

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial