Break out là gì? Cách giao dịch khi giá phá vỡ

Break-out-la-gi-cach-giao-dich-khi-gia-breakout-min

Khi giao dịch forex, chứng khoán hay bất kỳ một sản phẩm tài chính nào thì một trong những thời điểm vào lệnh vô cùng quan trọng đó là khi giá phá vỡ (break out). Vậy Break out là gì? Cách nhận biết Break out thật và giả? Chiến lược giao dịch khi giá phá vỡ như thế nào cho hiệu quả nhất?

Break out là gì?

Break out là hiện tượng giá phá vỡ một vùng giá hay một xu hướng đang ổn định. Điều đó cũng có nghĩa Break out xảy ra khi giá phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự quan trọng đã hình thành.

Để phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự nào đó thì giá cần một lực tăng (giảm) mạnh mẽ khiến nó thay đổi đột biến. Vì vậy Break out thường xảy ra kèm theo hiện tượng tạo gap (khoảng trống trên biểu đồ giá).

Một khi giá Break out thì nó thường đi tiếp theo hướng đã Break out, hơn nữa còn di chuyển nhanh và mạnh. Vì vậy đây chính là thời điểm để các nhà đầu tư vào lệnh để kiếm lời.

Khi Break out thuận theo xu hướng đang có của nó đi kèm với “gap” thì gọi là Break away. Đó thường là dấu hiệu cho thấy giá sẽ còn đi rất xa theo hướng cũ.

Khi Break out ngược xu hướng thì nó thường là khởi đầu cho sự đảo chiều xu hướng.

Tuy nhiên không phải cứ khi Break out là giá sẽ di chuyển theo hướng đó. Do đó các trader cần phải tỉnh táo để nhận biết giữa Break out thật và giả.

Hình dưới: Khi cặp EURUSD Break out vào ngày 10 tháng 10 năm 2019.

(Hình ảnh được chụp từ phần mềm MT4 của sàn ICMarkets)

Break-out-la-gi-1-fx24-min

Hình dưới: Break out mạnh tạo khoảng trống (gap) trên thị trường

Gap-break-out-la-gi-min

Cách phân biệt Break out thật và Break out giả

Break out thật xảy ra khi nào?

Break out thật thường xảy ra khi nó đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Khối lượng giao dịch lớn chứng tỏ có thông tin hỗ trợ tốt khiến nhiều nhà đầu tư tham gia, hoặc có nhiều cá mập biết được thông tin tốt. Dòng tiền thông minh luôn biết chảy về đâu mà! Hơn nữa trong thời gian có nhiều nhà đầu tư tham gia với khối lượng giao dịch lớn thì thị trường ít có khả năng bị làm giá giả tạo.

Khi giao dịch chứng khoán thì bạn có thể dễ dàng nhìn thấy khối lượng giao dịch được hiển thị. Nhưng đối với forex thì cách tốt nhất là bạn nên dựa vào các phiên giao dịch trên thị trường đối với từng cặp tiền tệ nhất định.

Ví dụ các cặp tiền có liên quan đến đồng JPY của Nhật thì thời gian phiến Á, đặc biệt là khi phiên Á trùng với phiên Âu sẽ có khối lượng giao dịch nhiều nhất. Các cặp có liên quan đến đồng CAD của Canada thì thời gian giao dịch mạnh nhất là phiên Mỹ, đặc biệt là khi phiên Mỹ trùng phiên Âu. Các cặp tiền có liên quan đến đồng AUD của Úc thì chỉ được giao dịch  nhiều khi phiên Úc trùng với phiên Á.

Break out giả xảy ra khi nào?

Ví dụ về Break out giả mạo

Break-out-gia-mao-min

Ngược với Break out thật thì Break out giả thường xảy ra khi thị trường có khối lượng giao dịch thấp. Vì sao lại như vậy thì khi đọc ở phần trên chắc bạn cũng đã hiểu. Điều này cũng được đề cập trong các nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow.

Trong giao dịch forex thì hiện tượng Break out giả cũng thường xảy ra nhất trong khoảng thời gian không phải phiên giao dịch chính của đồng tiền có liên quan.

Khi Break out giả mạo xảy ra, nó thường tạo thành các Pin bar. Mà Pin bar xuất hiện lại thường là dấu hiệu tiếp tục của một xu hướng dài.

Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để nhận biết Break out thật và giả

Ngoài cách dựa vào khối lượng giao dịch để nhận biết giữa Break out thật và giả thì bạn có thể dùng thêm các chỉ báo để bổ trợ. Trong đó dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết nhất là dựa vào dấu hiệu phân kỳ.

Theo đó, nếu giá Break out theo hướng tăng mà lại có các dấu hiệu phân kỳ âm thì Break out đó không đáng tin tưởng lắm và ngược lại.

Cách giao dịch Break out

Không phải cứ khi giá Break out là nó cứ thể thẳng tiến. Ở phần trên bạn đã học được cách nhận biết Break out thật và Break out giả mạo. Tuy nhiên đó chỉ là xác suất mà thôi. Ngay cả khi các dấu hiệu để nhận biết một Break out thật đã rõ ràng thì bạn cũng không thể chắc chắn 100% là giá sẽ đi tiếp theo hướng đó. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải có một chiến lược khôn ngoan để vừa tối đa hóa được lợi nhuận, vừa phòng bị được rủi ro nếu Break out giả xảy ra.

Ngay cả khi một Break out thật xảy ra thì giá cũng thường không đi thẳng ngay mà còn quay lại test mức hỗ trợ (hoặc kháng cự) mà nó vừa phá vỡ. Hãy xem xét một trường hợp Break out điển hình:

Cach-giao-dich-break-out-gia-test-lai-roi-moi-di-tiep-min

Thậm chí sau khi Break out giá còn test lại hai lần rồi mới đi tiếp:

Gia-test-hai-lan-sau-khi-breakout-min

Chiến lược giao dịch khôn ngoan khi giá Break out

Sau khi đọc các phần trên, bạn không chỉ hiểu rõ Break out là gì? mà còn hình dung được các kịch bản có thể xảy ra với Break out. Vậy hẳn là mỗi trader cũng đã có thể đưa ra một chiến lược giao dịch hợp lý nhất. Tôi biết không phải ai cũng suy nghĩ giống ai, và không phải ai cũng hành động theo lý trý. Ở đây tôi chỉ đưa ra quan điểm và cách giao dịch của tôi với chiến lược Break out để bạn tham khảo.

Sau khi giá Break out, kết hợp với các phương pháp nhận biết thật giả ở trên và bạn cho rằng xác suất Break out thật là cao và có thể vào lệnh. Theo tôi bạn nên chia nhỏ các lệnh ra và vào lệnh nhiều lần.

Chien-luoc-cach-giao-dich-gia-breakout-la-gi

(Hình ảnh được chụp từ phần mềm MT4 của sàn ICMarkets)

Chia nhỏ lệnh để giao dịch với Break out

  • Lệnh thứ nhất bạn vào sớm nhất có thể ngay sau khi Break out xảy ra. Lệnh này chiếm khoảng từ 20% đến 30% tổng khối lượng vào lệnh theo dự tính cho chiến dịch này. Như vậy nếu giá có thẳng tiến mà không quay đầu thì bạn cũng không bị lỡ tàu! Còn nếu là Break giả thì bạn cũng không bị mất quá nhiều vì chỉ vào với khối lượng nhỏ. Tất nhiên là hãy đặt stop loss ngay sau ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn.
  • Nếu giá không đi thẳng ngay mà quay đầu test ngưỡng hỗ trợ (hoặc kháng cự) thì bạn đặt thêm một lệnh thứ hai ngay tại ngưỡng hỗ trợ (hoặc kháng cự) đó. Như vậy là với mức giá này bạn hời hơn cả lệnh đầu tiên. Tất nhiên hãy nhớ là phải luôn đặt stop loss cho lệnh đã vào.
  • Sau khi giá đã test thành công và đi tiếp, lúc này bạn có thể khẳng định là xác suất break out thật là rất cao. Nhưng để chắc chắn hơn, hãy chờ cho đến khi giá đi vượt quá điểm quay đầu sau khi break out thì hãy bồi thêm một lệnh nữa. Lệnh bồi này có thể vào với khối lượng lớn. Lớn bao nhiêu còn tùy vào độ tin tưởng vào xác suất của deal đó. Thâm chí bạn có thể bồi thêm các lệnh thứ tư và thứ năm nếu thấy tin tưởng. Nhưng hãy nhớ là đừng bao giờ tin tưởng bất cứ tình huống nào đến mức 100%! và luôn phải đặt stop loss bạn nhé!

Bạn vừa đọc bài viết: “Break out là gì? Cách giao dịch Break out hiệu quả

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

2 Replies to “Break out là gì? Cách giao dịch khi giá phá vỡ

  1. chiến lược chia nhỏ lệnh để giao dịch Break out rất ứng nghiệm mình đã dùng thử và rất hiểu quả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial